Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được cả 12 nước thành viên thông qua. Các cam kết sẽ đi vào thực tiễn sau khi được quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, và dệt may được cho là một trong những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.
Tuy nhiên trên thực tế, tác động của TPP đến ngành này là sự ảnh hưởng 2 chiều.
1. Vì sao hưởng lợi?
Khi gia nhập TPP, mức thuế suất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí bằng 0% thay vì mức 17% như hiện nay. Điều này sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng tương ứng.
Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước tham gia TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và da giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
2. Nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" là gì?
Nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" (yarn forward) có nghĩa là các sản phẩm dệt may của Việt Nam nếu muốn được miễn thuế khi xuất vào thị trường Mỹ phải sử dụng các nguyên phụ liệu như bông, sợi, vải,... do trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia TPP khác, không chấp nhận các phụ liệu được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ngoài TPP.
3. Vì sao thu hút vốn FDI?YĐiều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) Việt bởi hiện tại ngành dệt may nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN - những nước không tham gia TPP.
Chính vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Việt Nam đang được xem là "miền đất hứa" đối với các DN FDI trong lĩnh vực dệt may.
Theo thống kê, năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó phần lớn là các DN đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong.
Riêng đối với các DN Trung Quốc, quyết định chuyển hướng đầu tư này được coi là một bước đi khôn ngoan, bởi điều này sẽ giúp các DN nước này có được giấy chứng nhận hàng hóa "Made in Vietnam", từ đó được hưởng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi thay vì mức thuế suất 37% khi vào thị trường Mỹ mà hàng "Made in China" hiện đang phải gánh chịu.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khiến các DN trong nước gặp "nguy hiểm" bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam "thật" sẽ không thể cạnh tranh về giá so với các DN Trung Quốc khi xuất khẩu.
Nguồn:http//www.doanhnhansaigon.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét