Australian government releases TPP policy .

NEWS

Australia: Summaries of TPP chapters23/11/2015


One month since the TPP negotiations officially were concluded, on 5th Nov 2015, TPP members published the text of the Trans-Pacific Partnership (TPP).
Department of Foreign Affairs and Trade of Australia has been drafted and published the summaries of 30 TPP chapters. These summaries could be downloaded here:
Summary of Chapter 1 + 27 + 29 +30 - Initial provisions and general definitions, Administrative and institutional provisions, Exceptions, and Final provisions
Summary of Chapter 2 - National Treatment and Market Access (Short guide to the TPP tariff and Product Specific Rules (PSR))
Summary of Chapter 3 - Rules of Origin and Origin Procedures (How to determine if a good 'originates' in the TPP)
Summary of Chapter 4 - Textiles and Apparel
Summary of Chapter 5 - Custom Administration and Trade Facilitation
Summary of Chapter 6 - Trade Remedies
Summary of Chapter 7 - Sanitary and Phytosanitary Measures
Summary of Chapter 8 - Technical Barriers to Trade
Summary of Chapter 9 - Investment
Summary of Chapter 10 - Cross Border Trade in Services
Summary of Chapter 11 - Financial Services
Summary of Chapter 12 - Temporary Entry for Business Persons
Summary of Chapter 13 - Telecommunications
Summary of Chapter 14 - Electronic Commerce
Summary of Chapter 15 - Government Procurement
Summary of Chapter 16 - Competition
Summary of Chapter 17 - State-Owned Enterprises
Summary of Chapter 18 - Intellectual Property
Summary of Chapter 19 - Labour
Summary of Chapter 20 - Environment
Summary of Chapter 21 - Cooperation and Capacity Building
Summary of Chapter 22 - Competitiveness and Business Facilitation
Summary of Chapter 23 - Development
Summary of Chapter 24 - Small and Medium-Sized Enterprises
Summary of Chapter 25 - Regulatory Coherence
Summary of Chapter 26 - Transparency and Anti-Curruption
Summary of Chapter 28 - Dispute Settlement

Source: http://wtocenter.vn/

HIỆP ĐỊNH TPP: DOANH NGHIỆP THỦY SẢN CÓ NẮM BẮT ĐƯỢC CƠ HỘI?


seafood-export


Nhật Bản là thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật đạt 1,15 tỷ USD chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với những sản phẩm chủ yếu chế biến từ tôm, cá ngừ… vốn là những mặt hàng có thế mạnh trong chế biến thủy sản của Việt Nam.

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, trong đó có Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Thông tin này được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đặc biệt quan tâm. Quan tâm bởi TPP tạo ra nhiều lợi thế cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì thuế nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm.

Hiện nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4-7,2% trong khi đó Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản có mức thuế 0%. Sự mất lợi thế này sẽ kéo theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khó có lãi, giá thu mua nguyên liệu của ngư dân không thể cao hơn.

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho rằng, TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0%, mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi có trên 1.800 tàu câu cá ngừ đại dương.

Cũng theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, TPP có hiệu lực còn tháo gỡ một nút thắt khác đó là thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 tấn cá ngừ đại dương được nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu giảm bằng 0% là một lợi thế đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, lợi thế đó lại đi kèm thách thức đối với nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngàn gia đình vùng biển.

Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản được mở ra từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP. Nhưng khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng còn tùy thuộc vào năng lực thực tế của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Nguồn: Cafef
Sàn giao dịch thương mại điện tử TPP

TPP tác động ra sao đến ngành dệt may Việt Nam?

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được cả 12 nước thành viên thông qua. Các cam kết sẽ đi vào thực tiễn sau khi được quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, và dệt may được cho là một trong những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.
Tuy nhiên trên thực tế, tác động của TPP đến ngành này là sự ảnh hưởng 2 chiều.
1. Vì sao hưởng lợi?
Khi gia nhập TPP, mức thuế suất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí bằng 0% thay vì mức 17% như hiện nay. Điều này sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng tương ứng.
Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước tham gia TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và da giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
2. Nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" là gì?
Nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" (yarn forward) có nghĩa là các sản phẩm dệt may của Việt Nam nếu muốn được miễn thuế khi xuất vào thị trường Mỹ phải sử dụng các nguyên phụ liệu như bông, sợi, vải,... do trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia TPP khác, không chấp nhận các phụ liệu được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ngoài TPP.



3. Vì sao thu hút vốn FDI?
YĐiều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) Việt bởi hiện tại ngành dệt may nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN - những nước không tham gia TPP.
Chính vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Việt Nam đang được xem là "miền đất hứa" đối với các DN FDI trong lĩnh vực dệt may.
Theo thống kê, năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó phần lớn là các DN đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong.
Riêng đối với các DN Trung Quốc, quyết định chuyển hướng đầu tư này được coi là một bước đi khôn ngoan, bởi điều này sẽ giúp các DN nước này có được giấy chứng nhận hàng hóa "Made in Vietnam", từ đó được hưởng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi thay vì mức thuế suất 37% khi vào thị trường Mỹ mà hàng "Made in China" hiện đang phải gánh chịu.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khiến các DN trong nước gặp "nguy hiểm" bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam "thật" sẽ không thể cạnh tranh về giá so với các DN Trung Quốc khi xuất khẩu.

17 ảnh hưởng của TPP tới thị trường sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

TPP dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018, khi đi vào hiệu lực TPP sẽ mang lại rất nhiều thay đổi đến Việt Nam, đặc biệt là với kinh tế. Sau đây là bảng tổng kết sơ bộ những mặt hàng nông nghiệp từ 11 thành viên khác trong TPP sẽ được miễn thuế nhập khẩu vàoViệt Nam. Không những thị trường mà ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ liên quan đến các mặt hàng, sản phầm này chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nguồn thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ (http://www.fas.usda.gov/)


Việt Nam và TPP: Tránh lời nguyền của kẻ chiến thắng

Cho dù TPP có được thông qua hay không, Việt Nam cũng phải cố mà chữa những căn bệnh cố hữu của mình. Nếu không, nguy cơ về những lời nguyền của kẻ chiến thắng tương tự sẽ đến từ những hiệp định khác.
Ngày 8-10-2015, chỉ vài ngày sau khi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc thành công, hãng tin Bloomberg đăng bài “Kẻ thắng lợi lớn nhất từ hiệp định thương mại TPP có lẽ là Việt Nam” (“The biggest winner from TPP trade deal may be Vietnam”).
Trong bài này, tác giả John Boudreau nhắc đến những thuận lợi của ngành dệt may và thủy sản Việt Nam sau khi rào cản thuế quan của những thị trường lớn như Mỹ và Nhật được dỡ bỏ, đồng thời lạc quan về việc dòng vốn FDI và đầu tư nói chung vào Việt Nam, cũng như những vấn đề mà ngành nông nghiệp phải đối mặt.
Chiến thắng của ai?
Tuy nhiên, nhìn kỹ vào nội tại nền kinh tế, không rõ đây là chiến thắng của ai. Lấy ngành dệt may làm ví dụ. Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành được mong chờ sẽ được hưởng lợi lớn từ TPP. Nhưng theo ước tính từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may, doanh nghiệp FDI kiểm soát 60-70% thị trường xuất khẩu trong ngành này, tùy theo nguồn số liệu và thời gian thống kê. Hiện tại đã như vậy mà nhiều doanh nghiệp FDI ngành dệt may ở nước khác còn xem xét chuyển sang Việt Nam. Vậy thì doanh nghiệp nội sẽ còn chiếm bao nhiêu phần trăm trong miếng bánh to lên sau TPP (giả sử nó được thực hiện)?
Ở một khía cạnh khác, mở cửa thị trường thông qua dỡ bỏ hàng rào thuế quan không có nghĩa là hàng Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu được nhiều hơn. Người tiêu dùng nước ngoài có một nhu cầu nhất định với mỗi chủng loại hàng hóa. Lấy thị trường gạo làm ví dụ. Không phải vì mình xuất khẩu gạo giá rẻ hơn người ta thì có thể bán được hàng. Cách đây vài tháng, trên các kênh thông tin đại chúng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo than “giá rẻ vẫn khó bán”. Đó là vì thị trường thế giới chuyển hướng nhập khẩu các loại gạo cao cấp, đặc sản, còn chúng ta lại bán gạo thấp cấp. Hơn nữa, nhiều thị trường tiêu thụ khoai tây, lúa mì là chính. Gạo không phải sản phẩm thiết yếu của họ, nên không phải cứ giá rẻ là họ mua nhiều.
Với những doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin, thiếu quan hệ với đối tác nước ngoài, không am hiểu tập quán, luật lệ làm ăn ở nước ngoài, thì rào cản thuế quan bỏ đi rồi vẫn còn nhiều rào cản khác khó vượt qua. Nói cách khác, với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, bỏ rào cản thuế quan là chưa đủ vì họ còn vật lộn với nhiều rào cản khác về vốn, công nghệ và hiểu biết thị trường. Ngược lại, với những tập đoàn nước ngoài đến từ Mỹ, Nhật, Singapore, bỏ rào cản thuế quan đã đủ để họ nhảy vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Mà thật ra chưa bỏ thuế quan thì doanh nghiệp nước ngoài cũng chiếm ưu thế rồi.
Chúng ta hãy thử hình dung một tập đoàn ẩm thực Singapore sau TPP vào cạnh tranh mặt hàng bán mì với những tiệm mì nhỏ ở Việt Nam thì sẽ thấy rõ diện mạo của bức tranh cạnh tranh này. Ai thắng ai thì chưa biết trước nhưng coi bộ tiệm mì nhỏ của Việt Nam sẽ chỉ có lo quanh quẩn bảo vệ thị phần ở nhà cũng đủ mệt rồi chứ nói gì đi qua giành bán mì ở nước người ta.
Nếu Việt Nam thắng trong trận thương thảo TPP nhưng thua trong cả cuộc chiến cạnh tranh với các nước TPP, thì đây có thể là một loại lời nguyền của kẻ chiến thắng (winner’s curse), hiện tượng mà người muốn thắng đã phải trả giá quá cao để đạt cho được thứ mình muốn.
Tình hình này khiến người viết nhớ tới một bài trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn hồi tháng 5-2015, đại ý là nói về chuyện giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước sau TPP. Tác giả bàn về chuyện TPP sẽ thúc đẩy sự ra đời của những công cụ đại loại là cho phép nhà đầu tư nước ngoài kiện chính phủ nước sở tại. Khi đó thì các công ty giàu tiềm lực tài chính và nhân lực sẽ hưởng lợi vì họ có tiền, có quan hệ, quen đòi hỏi và kiện tụng, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước đang phát triển thì không hy vọng gì ở những công cụ xa lạ đó. Việc một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nằm trong tốp đầu niêm yết ở Mỹ với doanh thu vài chục tỉ đô la Mỹ sẽ dễ kiện Chính phủ Việt Nam hơn là một doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đầu tư vài trăm ngàn đô la Mỹ sang Mỹ đi kiện Chính phủ Mỹ.
Tự do hay... quản lý thương mại và đầu tư?
Ở một góc nhìn khác, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, thẳng thắn cho rằng TPP không phải là hiệp định thương mại tự do, mà là hiệp định để quản lý quan hệ thương mại và đầu tư của các nước với Mỹ. Quan điểm này phù hợp với những quan điểm khác, trong đó có quan điểm của Paul Krugman, một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel khác. Nhìn chung, các quan điểm này chỉ ra rằng những điều khoản về thương mại và đầu tư nhấn mạnh về quyền sở hữu trí tuệ và không phân biệt đối xử về đầu tư sẽ mang lại lợi thế bảo vệ cho những ngành công nghiệp của Mỹ, chẳng hạn như thuốc Tây. Kết quả là dỡ bỏ rào cản thuế quan không đồng nghĩa với giá thuốc ở các nước đang phát triển sẽ rẻ đi. Mà với người lao động Mỹ, tiền thuốc có cao ở nước ngoài thì nó cũng không chảy vào túi họ.
Nói cách khác, có thể TPP là một công cụ làm giàu cho những tập đoàn lớn ở nước phát triển lẫn đang phát triển, nhưng các doanh nghiệp nhỏ, người làm ăn nhỏ, như người bán bánh mì ở Việt Nam và người bán kem dạo ở Mỹ, sẽ không hưởng lợi gì cả. Ngược lại, cuộc sống của họ có thể còn khó khăn hơn.
Khi đó, không chừng đối với Việt Nam, chúng ta thắng một trận đánh thương thảo TPP nhưng thua cả một cuộc chiến về cạnh tranh với các nước trong khối TPP. Đây có thể là một loại lời nguyền của kẻ chiến thắng (winner’s curse), hiện tượng mà người muốn thắng đã phải trả giá quá cao để đạt cho được thứ mình muốn.
Để thắng cả cuộc chiến cạnh tranh sau thắng trận đàm phán
Để tránh rơi vào tình trạng đó, Việt Nam phải đảm bảo được người dân buôn bán nhỏ, doanh nghiệp nhỏ cũng có thể hưởng lợi từ TPP. Điều đó có nghĩa là môi trường kinh doanh của chúng ta phải cải thiện nhanh hơn các nước trong và ngoài khối tham gia TPP để người nông dân Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hóa của tập đoàn nông nghiệp nước ngoài, bà bán bánh mì Việt Nam có thể cạnh tranh với món ăn nhanh nước ngoài, chứ không chỉ vài ba tập đoàn lớn của Việt Nam có thể tăng xuất khẩu còn lại phần lớn doanh nghiệp nội địa sẽ dần bị nhóm doanh nghiệp FDI chiếm hết thị phần.
Căn bản ở đây là làm sao khi miếng bánh lợi ích kinh tế sau TPP lớn lên, người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam chia được thêm phần nhiều, chứ không phải là phần nhỏ nhất. Muốn được như vậy, hãy bắt đầu bằng việc thôi không nhũng nhiễu người kinh doanh nhỏ và bỏ đi tầng tầng lớp lớp những văn bản chồng chéo, quy định, thuế phí, đang đè nặng lên người kinh doanh nhỏ, vốn không có nhiều tiếng nói trong việc góp ý chính sách.
Không phân biệt đối xử với nhà đầu tư thật ra đơn giản là không bắt nạt nhà đầu tư nhỏ trong nước và không ưu đãi quá mức trong quan hệ với nhà đầu tư lớn của nước ngoài. Điều này liên quan tới các bệnh sính hàng ngoại, nghiện vốn ngoại mấy năm qua của Việt Nam. Không biết ta có sửa được không?

TPP làm khó Nhà nước

(TBKTSG) - Nhiều người tưởng ở Việt Nam chỉ có những doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong những ngành kinh tế lâu nay được bảo hộ chặt chẽ bởi hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì sẽ bị ảnh hưởng mạnh khi TPP có hiệu lực. Thực ra không chỉ thế. Nhà nước cũng ngại TPP!

Có khá nhiều yêu cầu mà TPP “làm khó” Nhà nước, bài này chỉ “nhặt” ra hai yêu cầu điển hình. Đó là yêu cầu Nhà nước phải minh bạch hóa, công khai hóa các quy trình, thủ tục luật lệ; và Nhà nước không được tùy ý ra quy định, thích ban hành văn bản pháp luật thế nào cũng được.
Đầu tiên là nói đến nguyên tắc minh bạch hóa, công khai hóa, được nhấn mạnh ở hầu hết các chương trong TPP. Lấy ví dụ về chương Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, một trong những “điểm đen” của Việt Nam trong con mắt của các doanh nghiệp, cá nhân cả trong nước lẫn nước ngoài. Chương này quy định các nước thành viên đảm bảo thủ tục hải quan của mình là minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được. Theo hướng này, các nước thành viên phải công bố các quy định, luật lệ và thủ tục hải quan trên mạng, và bằng cả tiếng Anh nếu có thể. Họ cũng sẽ phải công bố các đầu mối liên lạc để sẵn sàng giải đáp các vướng mắc của giới doanh nghiệp.
Cứ giả thiết rằng Hải quan Việt Nam sẵn sàng tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác và tích cực điều khoản này thì ngay chuyện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một “rừng” các thủ tục và quy định rồi công bố đầy đủ trên trang web của mình đã và sẽ là việc không dễ. Thử vào trang web của Tổng cục Hải quan, dễ dàng thấy khác biệt lớn về nội dung giữa hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh (ở những mục, ví dụ, như văn bản pháp luật, trong khi bản tiếng Việt có đến hàng trăm văn bản thì tiếng Anh chỉ có mỗi một văn bản pháp luật ban hành năm 2015).
Về đường dây nóng, bản tiếng Việt có cả một danh sách các đường dây nóng về Ban chỉ đạo 389 quốc gia, về chống tiêu cực của đội giám sát kiểm tra, chống gian lận thương mại, hỗ trợ thủ tục, quản lý rủi ro, trong khi bản tiếng Anh thì chỉ có đường dây nóng cho hai vấn đề là gian lận thương mại và quản lý rủi ro (không lẽ đối với người nước ngoài thì không có chuyện tiêu cực hải quan nên không cần đường dây nóng về chống tiêu cực?). Tổng cục Hải quan là nơi mà thông tin bằng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng mà tình hình còn như vậy thì không biết ở những cơ quan nhà nước khác thì tình hình sẽ còn tệ đến đâu nữa?
Tiếp theo, TPP luôn nhấn mạnh trong nhiều chương các nguyên tắc cốt lõi như đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, tiếp cận thị trường, theo đó mọi chủ thể kinh tế trong và ngoài nước đều phải được đối xử công bằng, không thiên vị, không tùy tiện theo ý chí của Nhà nước. Trên các nguyên tắc này, Nhà nước sẽ không còn được tùy ý làm những việc` tưởng như hiển nhiên được làm như đối xử thiên vị, ưu ái riêng cho các doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thương mại, Nhà nước sẽ không còn được phép để cho các tổng công ty lương thực gần như được độc quyền một mình một chợ trong xuất khẩu gạo cả nước, được hưởng những đặc quyền đặc lợi như vay vốn không lãi suất để thu mua lúa, chế biến và xuất khẩu gạo...
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Nhà nước cũng sẽ không được ưu ái riêng cho các ngân hàng có vốn nhà nước như được tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn chính phủ với lãi suất thấp, và những ưu đãi khác, đổi lại Nhà nước sẽ “trưng dụng” các ngân hàng này trong một số “nhiệm vụ chính trị” nào đó như vẫn xảy ra từ trước đến nay.
Hay như chuyện NHNN đang kiến nghị Quốc hội và Chính phủ trao thêm nhiều quyền hạn và cơ chế đặc thù cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để giúp nó thực hiện được tốt chức năng của mình là xử lý và làm giảm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng cần phải được xem xét lại vào thời điểm trước thềm TPP như hiện nay. Lý do là, nếu ưu ái riêng cho VAMC những cơ chế và ưu đãi thì đây chính là một hành vi đối xử thiên vị, bất công một cách công khai đối với các tổ chức quản lý tài sản (AMC) khác hiện có và sẽ có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vốn cũng đang thực hiện cùng một chức năng là xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cốt lõi của TPP như thế sẽ có thể là nguyên nhân cho một ai đó có quyền lợi liên đới bị ảnh hưởng bởi hoạt động của VAMC đứng lên khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa vì đã phân biệt đối xử.

Tóm lại, với sự “vào cuộc” của TPP thì ngay đến các cơ quan công quyền nhà nước cũng sẽ bị tác động mạnh và buộc phải thay đổi tư duy quản lý, điều hành nền kinh tế, cũng như lề thói làm việc hiện nay để theo kịp những đòi hỏi của TPP nếu không muốn trở thành “nạn nhân” của cái hiệp định thương mại tự do mang tính thế kỷ này.

Hơn 500 doanh nghiệp Nhật ở hải ngoại tìm cơ hội ở VN

Một doanh nghiệp Nhật ở hải ngoại (trái) tìm hiểu về cơ hội
đầu tư lĩnh vực bất động sản với Chủ tịch Hiệp hội bất động
sản TPHCM Lê Hoàng Châu - Ảnh: Quốc Hùng



(TBKTSG Online) - Hơn 500 doanh nghiệp Nhật Bản từ các quốc gia trên thế giới đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư và thương mại trong khuôn khổ Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản toàn cầu năm 2015 diễn ra trong hai ngày 21 và 22-11 tại TPHCM.




Đại hội của Hiệp hội doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản toàn cầu được tổ chức định kỳ hàng năm tại những quốc gia khác nhau trên thế giới, và đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức tại Việt Nam thông qua sự phối hợp tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Shiny (Shiny Real) của Nhật.
Theo Shiny Real, đại hội lần này quy tụ hơn 500 giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị các doanh nghiệp Nhật Bản là thành viên hiệp hội đến từ các nền kinh tế hàng đầu như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU... và các nền kinh tế năng động trong khu vực như Singapore, Thái Lan…
Những doanh nghiệp này mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản; dịch vụ, du lịch; thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa; và các lĩnh vực khác mà doanh nghiệp trong nước muốn huy động vốn, mở rộng thị trường cũng như cơ hội mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến giữa năm nay, Nhật là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam với hơn 2.660 dự án còn hiệu lực, có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 37,7 tỉ đô la Mỹ, chỉ sau Hàn Quốc. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,4 tỉ đô la Mỹ (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỉ đô la Mỹ (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư).

Theo ông Tokumine Katsunobu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản tại TPHCM, gần đây người Nhật cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản đang tập trung chú ý rất lớn đến khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, bởi theo ông, trong thời gian sắp tới, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm kinh tế của ASEAN.
Theo ông Katsunobu, việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước kết thúc thành công mới đây cũng như sự hình thành Cộng đồng kinh tế chung ASEAN vào cuối năm nay hứa hẹn rằng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Và đối với Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia đầu tư tiềm năng.
Theo Shiny Real, Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản toàn cầu 2015 được tổ chức tại TPHCM sẽ là cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp hai nước kết nối với nhau. Trọng tâm của đại hội chính là chương trình “kết nối giao thương” với mục đích xúc tiến thương mại và đầu tư Việt - Nhật, tạo ra chất xúc tác cho doanh nghiệp hai nước cùng hợp tác và phát triển.
Mục tiêu hàng đầu mà Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản toàn cầu cũng như đơn vị tổ chức hướng tới là chất lượng tương tác và hiệu quả đầu tư, do đó đại hội chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp hai nước Việt- Nhật.
Trước đó trao đổi với TBKTSG Online, ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, cho biết đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng gia tăng vào Việt Nam. Điểm đáng chú ý là phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở Trung Quốc và Thái Lan quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo khi muốn mở rộng hoặc dịch chuyển đầu tư nhờ có nhiều thuận lợi về lao động và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện.


Theo ông Tokumine Katsunobu, trong thời đại thời đại kinh tế toàn cầu hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang triển khai hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới, từ các thương hiệu lớn mạnh cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế của thế giới.
Với tôn chỉ là cùng nhau phát triển trong một thế giới thịnh vượng, Hiệp hội Doanh nghiệp hải ngoại Nhật Bản toàn cầu được thành lập với ý niệm tương thân, tương ái, dựa trên tinh thần sẻ chia và kết nối giữa các doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn thế giới cũng như sự hiểu biết và tương trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP

Sau những phiên đàm phán căng thẳng, phiên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ) đã kết thúc vào chiều 5-10 (theo giờ Việt Nam). Đây là bước ngoặt lịch sử đối với các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa TPP mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức với Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu thế kỷ 21, gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hoá, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, DNNN… Với các kết quả đàm phán đã đạt được, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định, đồng thời kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước TPP; tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh, thúc đẩy minh bạch hàng hoá, quản trị tốt, đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là: Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP. Điều quan trọng nhất là, thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ được giảm xuống 0%, là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Tính đến nay, đầu tư trực tiếp của các nước TPP vào Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực, chiếm gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan toả đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Hoa Kỳ, mà còn đạt giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Thoả thuận TPP sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng may mặc Việt Nam vào thị trường các quốc gia thành viên, qua đó gia tăng cạnh tranh với hàng hoá tương tự từ các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, TPP cũng quy định các hàng hoá Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Điều này thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chưa mang tính hiệu quả, chủ yếu xuất khẩu hàng có công nghệ thấp, thâm dụng lao động như hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất... Quy mô DN xuất khẩu nhỏ, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính khiến các DN xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường. Tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các DN Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Ngành chăn nuôi sẽ đối mặt sự cạnh tranh quyết liệt.
Việt Nam cũng sẽ gặp phải thách thức cạnh tranh, có thể dẫn tới phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các DN có năng lực cạnh tranh yếu, không được chuẩn bị kỹ cho hội nhập; việc giảm thu ngân sách từ giảm thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP. Hơn nữa, việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần hàng hoá liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.
Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông nghiệp đứng trước những khó khăn. Để bảo hộ hàng hoá trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp. Một điểm nữa là, quy tắc xuất xứ hàng hoá trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Đây là khó khăn đối với DN sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giày.
Do đó, nhằm mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ mở cửa thị trường và sức ép của hàng nhập khẩu, các cơ quan nhà nước và các DN cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ. Về phía các cơ quan nhà nước, cần triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của TPP đối với các lĩnh vực hàng hoá, đầu tư, dịch vụ… để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn. Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam dự kiến sẽ có tiềm năng và lợi thế trong khối TPP… và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, việc xây dựng các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp năng lực, công nghệ, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa dạng hoá đổi mới sản phẩm cũng là một nhiệm vụ cần thiết.
Các DN Việt Nam, trước tiên cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về hiệp định thông qua việc tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học giả để có thể nắm bắt thông tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp định TPP mang lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực, đề ra các mục tiêu và phương thức hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các đòi hỏi của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác. Về dài hạn, các doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực.
Nguồn: http://www.baoquangninh.com.vn/
Sàn giao dịch thương mại điện tử TPP

Vietnam seems big winner in Trans - Pacific Partnership trade deal

HONG KONG – An ambitious Pacific Rim trade deal anchored by the U.S. promises to boost the economies of its 12 participating countries by opening their markets to one another, but not all the gains will be spread evenly.
Among the biggest winners of the Trans-Pacific Partnership is Vietnam, where booming garment and shoe industries are poised to benefit from the elimination of tariffs in the United States and other major importing nations.
Experts say Japanese car and auto parts makers and Malaysia’s electronics and semiconductor industry will also benefit from the trade deal, which was agreed on Monday after more than five years of negotiations.
The pact, which still needs ratification from individual countries, aims to liberalize commerce and tighten labour and environmental standards across member nations that account for two-fifths of the world economy.
The Trans-Pacific Partnership is central to President Barack Obama’s policy of greater engagement with Asia to offset rising Chinese influence in the region. In theory, China could eventually join the pact if it met environmental and labour standards. As a result of being outside the club, Chinese manufacturers are likely to see some trade opportunities slip away, particularly as more Asian countries sign up.
Many of the benefits of the free trade deal will flow to Vietnam, where the economy has been growing at a decent clip as manufacturers beef up their presence.
“This is really transformational for Vietnam,” said Rajiv Biswas, Asia Pacific chief economist at IHS Global Insight. “They’re going to get a very big advantage over many other exporters of garments into the U.S. market,” which currently imposes a 17 per cent duty on clothing imports, he said.
Vietnam’s gains are likely to come at the expense of jobs in Mexico’s apparel and footwear industry as well as the last outposts of those industries in Canada and the U.S. Proponents of the deal say those three countries will see benefits in other industries such as agriculture, machinery and electrical equipment.
The trade pact, combined with a recently signed European Union free trade agreement, is expected to accelerate foreign investment into Vietnam. Manufacturers such as Samsung Electronics have been setting up new factories in Vietnam for several years, underscoring its rising attractiveness over China, a longtime global manufacturing powerhouse that’s been hit by surging labour costs.
Biswas and other analysts say Vietnam’s economy will get the biggest proportionate boost because of its relatively small per-capita GDP. Other countries signing up to the deal include Australia, Brunei, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru and Singapore.
By 2025, Vietnam’s economy will be 11 per cent, or $36 billion, bigger than without the trade deal while exports will be 28 per cent larger, according to a Eurasia Group report released in July.
“This percentage increase dwarfs the gains made by any other country,” the report said. Vietnam will become the “preferred destination” for low-cost manufacturers looking to stay competitive, with industries relying on cheap labour, chiefly clothing, shoes and textiles, set to reap the biggest gains, it said.
Manufacturers, especially garment makers, are scrambling to move part of their production to Vietnam in anticipation that the deal will require sourcing materials from participating countries.
“What we’re now seeing is that some of the upstream parts of manufacturing, yarn, fabrics is now shifting to Vietnam as well, so that they’re getting a more significant part of the total output. So there’s a lot of positioning going on right now,” said Biswas.
Hong Kong-based contract garment maker Lever Style, whose clients include Hugo Boss and J. Crew, has been shifting production from southern China to Vietnam in recent years. The trade pact “will encourage us to migrate even more production,” Chairman Stanley Szeto said.
However, he said its effect on the company’s bottom line would be neutral and “possibly negative.”
“We will try to gain volume in Vietnam but we won’t be most competitive on foreign soil, while we’ll for sure lose volume on our home turf in China. Buyers will probably insist on capturing all the duty savings, so I don’t expect much margin benefit for suppliers,” Szeto said.
Malaysia is also poised to benefit. The country’s exporters will get a competitive advantage over regional rivals by getting greater market access to the U.S., Canada and Mexico, Trade Minister Mustapa Mohamed said Wednesday.
Malaysia’s textile and clothing industries will benefit, but higher value industries such as semiconductors and integrated circuits will get an even bigger boost, analysts say.
Malaysia is a key player in global production for the electronics industry and the deal will expand its presence, the Eurasia Group said. Malaysia’s economy will be 5.6 per cent bigger in 2025 thanks to the agreement, it said.
Japan wins by widening access to big foreign markets for its auto industry, a key part of Asia’s second biggest economy. Eurasia estimates $105 billion will be added to Japan’s GDP by 2025.
But the pact’s role in helping Prime Minister Shinzo Abe pursue structural reforms as part of his “Abenomics” program to jumpstart growth after two decades of stagnation may be even more important.
“Perhaps most significantly, the wider economy should benefit as previously protected sectors are exposed to competition,” Marcel Theilant of Capital Economics said in a report.
Source: http://globalnews.ca/ 
Việt Nam dường như thắng lớn trong thỏa thuận thương mại quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.
HONG KONG - Một thỏa thuận thương mại vành đai Thái Bình Dương đầy tham vọng đã được Mỹ thả neo hứa hẹn sẽ thúc đẩy nền kinh tế của 12 nước tham gia bằng cách mở cửa thị trường của họ với nhau, nhưng không phải tất cả những lợi ích sẽ được trải đều.
Trong số những người chiến thắng lớn nhất của đối tác xuyên Thái Bình Dương là Việt Nam, nơi ngành công nghiệp may mặc và giày đang bùng nổ đã sẵn sàng để được hưởng lợi từ việc thuế quan tại Hoa Kỳ và các quốc gia nhập khẩu lớn khác được loại bỏ.
Các chuyên gia nói rằng các nhà sản xuất xe hơi và phụ tùng ô tô Nhật Bản và ngành thiết bị điện tử và công nghiệp bán dẫn của Malaysia cũng sẽ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại thoả thuận hôm thứ hai sau hơn năm năm đàm phán.
Các hiệp ước, mà vẫn cần sự phê chuẩn từ các nước riêng lẻ, nhằm vào tự do hóa thương mại nhằm và thắt chặt các tiêu chuẩn lao động và môi trường xuyên suốt các quốc gia thành viên, nơi chiếm đến hai phần năm của nền kinh tế thế giới.
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là trọng điểm chính sách của Tổng thống Barack Obama trong cam kết lớn hơn với châu Á để bù lại sự tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Về lý thuyết, Trung Quốc có thể tham gia hiệp ước nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Như một kết quả của việc bị bên ngoài câu lạc bộ, các nhà sản xuất Trung Quốc dường như đang nhìn thấy một số cơ hội thương mại bị vuột mất, đặc biệt khi mà càng nhiều nước châu Á đăng kí tham gia. 
Rất nhiều lợi ích của thỏa thuận thương mại tự do sẽ chảy vào Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đang tăng trưởng ở một mức độ khá nhanh. 
"Đây thực sự là một sự chuyển mình cho Việt Nam", Rajiv Biswas, giám đốc kinh tế  khu vực châu Á Thái Bình Dương tại IHS Global Insight nói. "Họ sẽ có được một lợi thế rất lớn so với nhiều nhà xuất khẩu may mặc khác vào thị trường Mỹ", nơi mà hiện đang áp đặt 17% thuế nhập khẩu quần áo. 
Những lợi ích Việt Nam có được khả năng đến từ các chi phí của các công việc trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép của Mexico cũng như các ngành công nghiệp ở Canada và Mỹ. Những đề xuất của thỏa thuận nói ba quốc gia này sẽ thấy lợi ích trong các ngành công nghiệp khác như nông nghiệp, máy móc và thiết bị điện.
Các hiệp định thương mại, kết hợp với thỏa thuận tự do thương mại được kí gần đây với Liên minh châu Âu, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà sản xuất như Samsung Electronics trong nhiều năm qua đã đang thiết lập nhiều nhà máy mới tại Việt Nam, nhấn mạnh sức hấp dẫn của nó hơn so với Trung Quốc, một cường quốc toàn cầu sản xuất lâu năm vừa bị đánh trúng do tăng giá nhân công. 
Biswas và các nhà phân tích khác cho rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ nhận được phần tăng trưởng tương ứng lớn nhất vì GDP tương đối nhỏ trên đầu người. Các quốc gia khác đăng ký vào thỏa thuận này bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
Đến năm 2025, nền kinh tế của Việt Nam sẽ là 11%, tương ứng 36 tỷ đô Mỹ, lớn hơn nhiều so với khi không có thỏa thuận thương mại, trong khi xuất khẩu sẽ là 28% lớn hơn, theo một báo cáo của Eurasia Group phát hành vào tháng Bảy.

 "Sự gia tăng tỷ lệ này vượt xa những thành tựu đạt được của bất kỳ nước nào khác", báo cáo cho biết. Việt Nam sẽ trở thành "điểm đến ưa thích" cho các nhà sản xuất chi phí thấp muốn ở lại cạnh tranh, với các ngành công nghiệp dựa vào lao động rẻ, chủ yếu là quần áo, giày dép và dệt may, thiết lập để gặt hái những lợi ích lớn nhất, báo cáo nói.
Các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất hàng may mặc, đang vật lộn để di chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam với dự đoán rằng thỏa thuận này sẽ yêu cầu tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ các nước tham gia.
 "Những gì chúng ta nhìn thấy bây giờ là một trong số những phần nguồn của sản xuất, sợi, vải bây giờ đang chuyển dần đến Việt Nam, vì thế mà họ nhận được một phần đáng kể trong tổng sản lượng. Vì vậy, có rất nhiều sự thay đổi vị trí đang diễn ra ở đây, "Biswas cho biết
 Nhà sản xuất hợp đồng may mặc Hồng Kông Lever Style, nơi sản xuất các nhãn hàng gồm Hugo Boss và J. Crew, đang chuyển dịch sản xuất từ ​​miền nam Trung Quốc đến Việt Nam trong những năm gần đây. Các hiệp định thương mại "sẽ khuyến khích chúng tôi di chuyển sản xuất nhiều hơn," Chủ tịch Stanley Szeto cho biết.
Tuy nhiên, ông cho biết ảnh hưởng của nó vào dòng dưới cùng của công ty có thể là trung tính và "có thể là tiêu cực."
"Chúng tôi sẽ cố gắng để đạt được khối lượng ở Việt Nam nhưng sẽ không thể có sức cạnh tranh mạnh ở thị trường nước ngoài, trong khi chúng tôi chắc chắn sẽ mất dần sản lượng trên sân nhà của mình ở Trung Quốc. Người mua có thể sẽ vẫn muốn cắt giảm và tiết kiệm được tất cả các khoản thuế, vì vậy tôi không mong đợi nhiều lợi ích cho các nhà cung cấp ", Szeto cho biết.
Malaysia cũng sẵn sàng để được hưởng lợi. Các nhà xuất khẩu của nước này sẽ có được một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực bằng cách tiếp cận thị trường lớn hơn là Mỹ, Canada và Mexico, Bộ trưởng Thương mại Mustapa Mohamed hôm thứ tư cho biết.
 Ngành công nghiệp dệt may và quần áo của Malaysia sẽ được hưởng lợi, nhưng những ngành công nghiệp có giá trị cao như chất bán dẫn và mạch tích hợp sẽ có được một sự gia tăng lớn hơn, các nhà phân tích nói.
Malaysia là một phần quan trọng trong sản xuất toàn cầu cho ngành công nghiệp điện tử và thỏa thuận này sẽ mở rộng sự hiện diện của nó, tập đoàn Eurasia nói. Nền kinh tế của Malaysia sẽ là 5.6% lớn hơn trong năm 2025 nhờ vào thỏa thuận.
Nhật Bản thắng bằng cách mở rộng tiếp cận với thị trường nước ngoài lớn cho ngành công nghiệp ô tô của mình, một phần quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai của châu Á. Eurasia ước tính khoảng 105 tỷ đô la Mỹ sẽ được thêm vào GDP của Nhật Bản vào năm 2025.
Nhưng vai trò của hiệp ước trong việc giúp Thủ tướng Shinzo Abe theo đuổi cải cách cơ cấu là một phần trong chương trình "Abenomics" của mình để tái khởi động tăng trưởng sau hai thập kỷ trì trệ có thể còn quan trọng hơn.
"Có lẽ đáng kể nhất, nền kinh tế rộng lớn hơn nên được hưởng lợi cũng như các ngành được bảo hộ trước đây được tiếp xúc với cạnh tranh," Marcel Theilant của Capital Economics cho biết trong một báo cáo.

World leaders react to Trade Agreement

Leaders' reactions to Trans-Pacific Partnership largely positive after marathon talks
United States

The conclusion of the agreement is timely for Barack Obama, as it embodies the American president's earlier commitment: a pivot towards the globe's most populous continent.

The deal means Mr Obama can claim a diplomatic success fewer than 16 months before the end of his presidency, provided he can persuade the US Congress to back it.

The centrepiece of his foreign policy, the rebalance or "pivot" to Asia popularized by Hillary Clinton when she served as secretary of state, is intended to devote more diplomatic, security and economic resources and attention to the continent after a decade monopolised by Middle East crises and costly wars in Afghanistan and Iraq.

Mr Obama said the agreement "strengthens our strategic relationships with our partners and allies in a region that will be vital to the 21st century".

For Douglas Paal, of the Carnegie Endowment for International Peace, the trade pact sealed in Atlanta, Georgia provides "real new energy" to the rebalancing and boosts "the narrative for US engagement" in Asia.

Initial reaction from US Congress members, including Democrats and Republicans, ranged from cautious to sceptical.

US members of Congress have already warned that they will not ratify any deal that gives up too much in US interests.

Powerful senator Orrin Hatch warned he would scour the deal "to determine whether our trade negotiators have diligently followed the law so that this trade agreement meets Congress's criteria and increases opportunity for American businesses and workers".

South-East Asia

Singapore trade and industry minister Lim Hng Kiang said the TPP embodied what Singapore saw as the future of the Asia Pacific, Channel NewsAsia reported.

"It will transform the region by reducing tariff and non-tariff barriers substantially for both goods and services, encouraging greater investment, and addressing new trade challenges in the modern economy," he said.

"The TPP has also been deliberately designed to be more inclusive, so that small and medium-sized enterprises can take full advantage of its benefits."

For Vietnam, the benefits include a tariff cut on butanes, propane and liquefied natural gas.

New Zealand

New Zealand prime minister John Key said the deal would cut tariffs on 93 per cent of New Zealand's exports to the US, Japan, Canada, Mexico and Peru.

But he expressed frustration the deal failed to deliver more benefits to the country's crucial dairy industry.

"We're disappointed there wasn't agreement to eliminate all dairy tariffs but overall it's a very good deal for New Zealand," he said.

Mr Key said the TPP gave New Zealand access to a market of more than 800 million customers in the Asia-Pacific region.

He estimated it would benefit New Zealand's economy by at least NZ$2.7 billion ($2.4 billion) per annum by 2030.

Trade minister Tim Groser said Wellington's negotiators battled until the final hours of the Atlanta talks on dairy but made some concessions to deliver the overall trade pact.

"We had to start up high... and we got what we could," he told Radio New Zealand.

Canada

Canada trade minister Ed Fast called the deal "truly transformational, saying "the magnitude and importance of rules for 21st century issues can't be underscored enough".

Mr Fast said the deal would result in significant reductions of bureaucratic and tariff barriers to trade and investment among the 12 countries.

"Red tape is consuming so much world activity ... this is a massive achievement in reducing that red tape," he said. TPP "is going to lead to far more seamless trade".

Chile

Chilean foreign minister Heraldo Munoz said he was satisfied with the result and said the agreement would allow Chile to consolidate its relationship with Asia-Pacific nations.

"We will be part [of] the largest and most modern economic model in the world," he said.

The Chilean delegation was headed by director general of international economic relations Andres Rebolledo, who also stressed it had reached a "properly balanced agreement that will bring important benefits for our country".

He said one of the most controversial points was the protection of biological medicines.

"We believe that Chile, as an open economy that adapts to change, the TPP will open up opportunities to improve the access of several of its flagship products," Mr Rebolledo said.

Peru

Australia's ambassador in Peru Nicholas McCaffrey said the completion of the TPP would increase trade between the two countries, especially in the areas of agriculture and specialised machinery.

"As a result of TPP, we expect an improvement in the economic relationship between Peru and Australia; we believe this agreement will expand our trade to new areas and increase investment flows," Mr McCaffrey said in a statement.

"This will bring benefits to consumers and producers on both sides of the Pacific Ocean."

Australia opened its embassy in Lima in September 2010, and more than 80 Australian companies operate in Peru.

Mexico

President Enrique Peña Nieto welcomed the conclusion of negotiations on the TPP and said the deal would benefit the country in investment opportunities.

He tweeted the "Trans-Pacific Partnership agreement will lead to greater investment opportunities and well-paid jobs for Mexicans".

Tariffs on pharmaceutical, machinery, mechanical and electrical appliances and automotive parts to Mexico will be cut within 10 years and tariffs on seafood to be cut within 15 years.

Japan

Japan's prime minister Shinzo Abe said the agreement was a "major outcome" for Japan and the future of the Asia-Pacific.

The TPP will give Japan's automakers, led by Toyota, a freer hand to buy parts from Asia for vehicles sold in the United States, but sets long phase-out periods for US tariffs on Japanese cars and light trucks.

Japan has made major concessions to lower tariffs and reduce non-tariff barriers, a chronic sore point with major food exporters like Australia, New Zealand and the United States.

ABC/AFP/Reuters

source:http://www.abc.net.au/news

Phản ứng của các nhà lãnh đạo về hiệp định xuyên Thái Bình Dương

HOA KỲ

Việc ký kết thỏa thuận này là kịp thời cho Barack Obama, vì nó thể hiện sự cam kết trước đó của tổng thống Mỹ: một sự cân bằng hướng tới lục địa đông dân nhất Thế Giới.
Thỏa thuận này có nghĩa là ông Obama có thể công nhận thành công ngoại giao trước khi mà nhiệm kì tổng thống của ông sẽ kết thúc trong 16 tháng,chứng minh rằng ông có thể thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ thỏa thuận này.

Trục chính sách hay cân bằng trong chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ chuyển dịch sang Châu Á từng đươc phổ biến bởi Hillary Clinton khi bà là thư ký của nhà nước, dự định cống hiến nhiều hơn cho lĩnh vực ngoại giao, an ninh, các nguồn lực kinh tế và sự chú ý đến châu lục này sau một thập kỷ độc quyền bởi cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và các cuộc chiến tranh tốn kém ở Afghanistan và Iraq.

Ông Obama cho biết thỏa thuận "tăng cường các mối quan hệ chiến lược với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong một khu vực sẽ rất cần thiết cho thế kỷ 21".
Đối với Douglas Paal, của Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, các hiệp định thương mại được kí kết tại Atlanta, Georgia cung cấp "năng lượng mới thực sự" cho việc tái cân bằng và đẩy mạnh các hoạt động của Mỹ ở châu Á.

Phản ứng ban đầu từ các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, kể cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, từ thận trọng đến hoài nghi.

Các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng họ sẽ không thông qua bất kỳ thỏa thuận nào mà từ bỏ quá nhiều lợi ích của Mỹ.

Thượng nghị sĩ quyền lực Orrin Hatch cảnh báo ông sẽ xem xét thật kĩ thỏa thuận "để xác định xem các nhà đàm phán của chúng ta có làm theo luật pháp để thỏa thuận thương mại này đáp ứng các tiêu chí của Quốc hội và làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ và người lao động".

ĐÔNG NAM Á

Bộ trưởng bộ thương mại và công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang cho biết TPP thể hiện những gì Singapore đã nhìn thấy là tương lai của khu vực châu Á Thái Bình Dương, kênh NewsAsia viết.

"Hiệp định này sẽ thay đổi khu vực này bằng cách giảm đáng kể hàng rào thuế quan và phi thuế quan  cho cả hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích đầu tư lớn hơn, và giải quyết các thách thức thương mại mới trong nền kinh tế hiện đại," ông nói.

"TPP cũng đã được đặc biệt thiết kế để được toàn diện hơn, vì vậy mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng đầy đủ lợi ích của nó."

Đối với Việt Nam, những lợi ích bao gồm cắt giảm thuế trên các loại quặng butane, propane và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

NEW ZEALAND

Thủ tướng New Zealand John Key cho biết thỏa thuận sẽ cắt giảm trên 93% thuế xuất khẩu của New Zealand sang Mỹ, Nhật Bản, Canada, Mexico và Peru.
Tuy nhiên, ông bày tỏ sự thất vọng khi thỏa thuận này không mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp sữa rất quan trọng của đất nước.

"Chúng tôi thất vọng là không có thỏa thuận để loại bỏ tất cả thuế sữa nhưng tổng thể nó là một thỏa thuận rất tốt cho New Zealand," ông nói.

Ông Key nói TPP đã mở ra cơ hội cho New Zealand tiếp cận thị trường của hơn 800 triệu khách hàng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông ước tính nó sẽ có lợi cho nền kinh tế của New Zealand bởi ít nhất NZ 2.7 tỉ đô la New Zealand mỗi năm vào năm 2030.

Bộ trưởng Thương mại Tim Groser cho biết các nhà đàm phán của Wellington chiến đấu cho đến những giờ cuối cùng của các cuộc đàm phán ở Atlanta về vấn đề sữa nhưng thực hiện một số nhượng bộ để cung cấp các hiệp ước thương mại tổng thể.
"Chúng tôi đã phải bắt đầu với những tiêu chí cao ... và chúng tôi đã nhận những gì chúng ta có thể," ông nói với Đài phát thanh New Zealand

CANADA

Bộ trưởng Thương mại Canada Ed Fast gọi thỏa thuận này là "sự chuyển mình thực sự, rằng" mức độ và tầm quan trọng của các quy tắc cho các vấn đề của thế kỷ 21 không thể được nhấn mạnh đủ ".

Ông Fast cho biết thỏa thuận này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể các rào cản hành chính và thuế quan đối với thương mại và đầu tư giữa 12 quốc gia.

"Red tape đang chiếm quá nhiều trong các hoạt động của thế giới ... đây là một thành tựu to lớn trong việc giảm thiểu," ông nói. TPP sẽ dẫn đường tới một nền kinh tế vượt trội.

CHILE 

Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz cho biết ông hài lòng với kết quả và cho biết thỏa thuận này sẽ cho phép Chile củng cố mối quan hệ của mình với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.

"Chúng tôi sẽ là một phần của các mô hình kinh tế lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới," ông nói.

Đoàn đại biểu Chile đứng đầu là Tổng giám đốc quan hệ kinh tế quốc tế Andres Rebolledo, người cũng nhấn mạnh họ đã đạt được một "thỏa thuận cân bằng đúng cách sẽ mang lại lợi ích cho đất nước của chúng tôi".

Ông cho biết một trong những điểm gây tranh cãi nhất là bảo vệ của các loại thuốc sinh học.

"Chúng tôi tin rằng Chile, là một nền kinh tế mở có thể thích nghi với thay đổi, TPP sẽ mở ra cơ hội để cải thiện việc tiếp cận  một số sản phẩm chủ đạo của mình," ông nói Rebolledo.

PERU 

Đại sứ Úc tại Peru Nicholas McCaffrey cho biết việc hoàn thành TPP sẽ tăng cường thương mại giữa hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp và máy móc chuyên dụng.

"Như một kết quả của TPP, chúng tôi mong đợi sự cải thiện trong các mối quan hệ kinh tế giữa Peru và Australia, chúng tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ mở rộng thương mại sang các lĩnh vực mới và gia tăng dòng vốn đầu tư", ông McCaffrey cho biết trong một tuyên bố.

"Điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất trên cả hai mặt của Thái Bình Dương."

Úc mở Đại sứ quán tại Lima vào tháng Chín năm 2010, và hơn 80 công ty của Úc hoạt động tại Peru.

MEXICO

Tổng thống Enrique Peña Nieto hoan nghênh việc kết thúc đàm phán về TPP và cho biết thỏa thuận này sẽ có lợi cho đất nước trong các cơ hội đầu tư.

Ông đã tweet "thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ dẫn đến cơ hội đầu tư và các công việc được trả lương cao cho người Mexico".

Thuế quan về dược phẩm, máy móc, thiết bị cơ khí điện tử và phụ tùng ô tô đến Mexico sẽ được cắt giảm trong vòng 10 năm và thuế đối với hải sản sẽ được cắt giảm trong vòng 15 năm.

NHẬT BẢN

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết thỏa thuận này là một "kết quả quan trọng" đối với Nhật Bản và tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

TPP sẽ cung cấp cho ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản, dẫn đầu là Toyota, sự tự do hơn để mua các bộ phận từ châu Á cho chiếc xe được bán tại Hoa Kỳ.

Nhật Bản đã có những nhượng bộ lớn để giảm thuế và giảm các rào cản phi thuế quan, một cú huých đau đối với các nước xuất khẩu thực phẩm lớn như Australia, New Zealand và Hoa Kỳ.

Nguồn: http://www.abc.net.au/news

Sàn giao dịch thương mại điện tử TPP