Hội nghị Hiệp định TPP và tác động đối với Việt Nam

NDĐT - Sáng 16-6, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đối với Việt Nam.

>> Tham khảo: 
Dự hội nghị, có đồng chí Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; cùng đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành T.Ư; Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh và một số cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, trong bảy phiên thảo luận tại hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe các chuyên gia giới thiệu về một số lĩnh vực quan trọng của TPP và tác động đối với Việt Nam, trong đó có các vấn đề về lao động, quy tắc xuất xứ và dệt may, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp kiểm dịch động thực vật...
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng sẽ được nghe lãnh đạo Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành T.Ư thông báo về các yêu cầu và giải pháp về mặt thể chế, pháp luật khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, đồng thời khuyến nghị sự chuẩn bị của các doanh nghiệp nhằm thực thi hiệp định này.
Hội nghị dự kiến sẽ làm việc đến hết ngày 18-6.
nhandan.com.vn
TIN, ẢNH: ANH TUẤN, NGUYỄN NAM

Tin vui TPP: Việt Nam bắt đầu triển khai cam kết mua sắm chính phủ

Hội nhập TPP mang lạ sự minh bạch và tiến bộ với nguyên tắc chính của mua sắm chính phủ trong TPP là: không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu trong TPP với nhau.
Vào ngày 14/6/2016, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo Cam kết về mua sắm Chính phủ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

>> Tham khảo thêm: 
[​IMG]
Triển khai cam kết mua sắm chính phủ trong Hiệp định TPP

Cam kết về mua sắm Chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một trong những nội dung khó trong quá trình đàm phán hiệp định này. Các nguyên tắc chính của mua sắm chính phủ trong TPP, đó là: không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu trong TPP với nhau; không được ưu đãi hàng hóa, dịch vụ hay nhà thầu nội và khuyến khích đấu thầu qua mạng.
Các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ có tác động lớn đối với thị trường mua sắm chính phủ tại Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Việt Nam đã đàm phán được lộ trình tương đối dài, mở cửa từ từ, bắt đầu từ những gói thầu có giá trị rất lớn, có thời gian quá độ để ưu tiên hàng hóa, nhà thầu trong nước.
Tuy nhiên, về lâu dài, khi thời kỳ chuyển đổi đã qua, nếu nhà thầu Việt Nam vẫn ì ạch, không chịu vươn lên, vẫn chờ đợi vào “quan hệ”, “dựa dẫm” thì thách thức là rất lớn. Bên cạnh đó, TPP cũng yêu cầu minh bạch hóa thông tin đấu thầu, minh bạch hóa các thủ tục ở tất cả các khâu và có quy định để bảo đảm liêm chính và xem xét khiếu nại.
Ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: "Khó khăn không phải là kỹ thuật mà cái khó nhất mà chúng ta phải vượt qua chính mình bởi nếu áp dụng cái này thì tính minh bạch rất cao. Tôi cho rằng đây là khó khăn nhất, nhưng cũng lại là ưu thế nhất, vì nếu chúng ta vượt được qua thì giá trị của TPP mới thực sự mang đến cho Việt Nam. Sẽ rất là vất vả vì các nhà thầu buộc phải cạnh tranh với nhà thầu ngoại nhưng chúng ta được sự minh bạch, và minh bạch, công khai sẽ đem lại nhiều cái lợi. Đấy là điều người dân Việt Nam đang mong đợi và nếu chúng ta làm được thì chúng ta mới thành công."
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam có cam kết về mua sắm Chính phủ, do đó, việc tiếp cận thị trường mua sắm Chính phủ các nước TPP của nhà thầu Việt Nam gặp nhiều thách thức do năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về triển khai cam kết mua sắm Chính phủ, ông Jean Heilman Grier, chuyên gia tư vấn quốc tế cho rằng, khi tham gia vào TPP, Việt Nam cần nêu ra những yêu cầu và nguyên tắc chung; các quy định và hướng dẫn cụ thể để đưa vào các văn bản dưới luật; đồng thời, cần chi tiết hóa các yêu cầu về đấu thầu, bao gồm các cam kết quốc tế về đấu thầu, áp dụng trên cả nước.
Ông Grier khuyến nghị: "Việt Nam cần sửa đổi Nghị định 63 về lựa chọn nhà thầu; tập trung vào các chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập cơ quan giải quyết kiến nghị độc lập, có thể trực thuộc Văn phòng Chính phủ; đồng thời, phổ biến rộng rãi cam kết mua sắm Chính phủ trong TPP. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường đào tạo cho cán bộ làm công tác đấu thầu, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ làm đấu thầu cũng như quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích và phòng chống tham nhũng".
Nguồn: vov.vn

TPP là gì? TPP bao gồm những nước nào?

Khi được hỏi TPP là gì nhiều bạn trẻ tỏ ra khá bỡ ngỡ, phần khác lại nhầm tưởng đây là tên viết tắt của một tựa game hay một từ lóng nào đó… điều này cho thấy còn khá nhiều người chưa quan tâm hoặc không có điều kiện tiếp xúc với những thông tin về các tổ chức kinh tế quan trọng mà Việt Nam là thành viên. Bài viết này Thuatngu.org sẽ đưa ra một số thông tin giúp giải đáp câu hỏi TPP là gì, TPP là tổ chức gì, TPP viết tắt của từ gì, TPP gồm những nước nào… mà nhiều người đang đặt ra.

TPP là gì | TPP viết tắt của từ gì | Tổ chức TPP làm gì
TPP là gì | TPP viết tắt của từ gì | Tổ chức TPP làm gì

Được thành lập bởi 4 nước từ tháng 6 năm 2005 khi ra đời TPP còn được gọi là P4, cho tới nay số lượng thành viên đã tăng lên gấp nhiều lần trong đó có cả Việt nam, TPP tạo ra sân chơi chung cho các quốc gia trong hợp tác và phát triển kinh tế. Việc hiểu rõ TPP là gì, TPP là tổ chức gì, TPP viết tắt của từ gì, TPP gồm những nước nào… là điều cần thiết đối với mỗi công dân đặc biệt là giới trẻ – những người tài giỏi có nhiều đam mê cống hiến và xây dựng đất nước.
[TPP là gì] TPP là tên viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement khi được dịch ra tiếng Việt cụm từ Trans-Pacific Partnership Agreement có nghĩa là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. TPP là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước thành viên với mục đích chung hướng tới hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện TPP có 12 nước thành viên.
Được sáng lập bởi 4 nước là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore cho tới nay TPP đã có 12 nước thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản. Để bạn đọc dễ hình dung TPP là gì chúng tôi sẽ tóm tắt những ý chính.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM TPP LÀ GÌ
– TPP là tên viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement
– Nghĩa là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
– TPP là một hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên
– Hiện TPP có 12 nước thành viên:
+ Brunei, Chile, New Zealand và Singapore
+ Australia, Malaysia, Mexico, Canada
+ Peru, Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản
Việt Nam đàm phán ra nhập TPP vào tháng 11 năm 2008 và đã được ký kết ra nhập vào ngày 4 tháng 02 năm 2016 trở thành 1 trong 12 nước thành viên trong TPP hiện nay. Ngoài 12 nước thành viên nêu trên còn có một số nước như: Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc mong muốn ngỏ ý tham gia.

TPP là gì
TPP là tên viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement

Thời gian trước TPP có tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (hay còn được viết tắt là P3-CEP) sau đó được thủ tướng New Zealand Helen Clark , thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, tổng thống Chile Ricardo Lagos đưa ra bản bạc và thảo luận tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á  – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Với sự tham gia nhanh chóng của Brunei các vòng đàm phán được ký kết vào tháng 04 năm 2005. Sau khi kết thúc đàm phán, hiệp định quyết định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPSEP hoặc P4).
Tới đây chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được quá trình hình thành TPP là gì rồi, chắc hẳn các bạn cũng đã có những liên hệ với WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới bởi WTO cũng trải qua nhiều lần “thay tên đổi họ” như TPP; trong bài viết WTO là gì các bạn đã được biết quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.

TPP là gì, TPP là tổ chức gì, TPP viết tắt của từ gì, TPP gồm những nước nào, 12 nước TPP, TPP có bao nhiêu nước thành viên, Hiệp định xuyên Thái Bình Dương là gì, Các nước tham gia TPP, TPP viết tắt của từ gì, TPP nghĩa là gì, Khái niệm TPP, Định nghĩa TPP, Tổ chức TPP làm gì
TPP là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Trở lại với TPP. Mục tiêu của TPP chính là xóa bỏ các rào cản trong phát triển kinh tế tiêu biểu là các loại thuế hàng hóa, thuế dịch vụ, thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Để đạt được điều này TPP đã cùng nhau xây dựng và thống nhất nhiều luật lệ và các quy tắc đối xử chung giữa các nước thành viên trong các vấn đề liên quan như: sở hữu trí tuệ, bản quyền, chất lượng lương thực – thực phẩm, an toàn lao động…
Cùng với TPP Việt Nam cũng đã ra nhập APEC, bạn đọc chưa biết thông tin về APEC có thể tham khảo bài viết APEC là gì mà chúng tôi thực hiện trước đó. Hiện APEC có 21 nước thành viên chiếm 40% dân số trên hành tinh và 44% thương mại thế giới.
Khi đề cập tới các lĩnh vực, nhóm ngành trong hiệp định TTP chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng của tổ chức này đối với các ngành nghề cụ thể chúng bao gồm: Thương mại điện tử, Dịch vụ xuyên biên giới, Thuế, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Sở hữu trí tuệ, Chi tiêu công của chính phủ, Đầu tư, Lao động, Pháp luật, Giải quyết tranh chấp, Nguồn gốc – xuất xứ hàng hóa, Kiểm dịch thực phẩm, Viễn thông, Dệt may, Bồi thường thiệt hại thương mại ngoài ra các Doanh nhân sẽ được đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh vào các nước thành viên trong TPP.

TPP là gì, TPP là tổ chức gì, TPP viết tắt của từ gì, TPP gồm những nước nào, 12 nước TPP, TPP có bao nhiêu nước thành viên, Hiệp định xuyên Thái Bình Dương là gì, Các nước tham gia TPP, TPP viết tắt của từ gì, TPP nghĩa là gì, Khái niệm TPP, Định nghĩa TPP, Tổ chức TPP làm gì
TPP là gì, TPP là tổ chức gì, TPP viết tắt của từ gì, TPP gồm những nước nào

Lợi ích chung của các nước thành viên trong TPP là quá trình xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên dễ dàng, công ăn việc làm dồi dào hơn, đất nước được trang hoàng sạch đẹp nhờ vào các yêu cầu chung về môi trường, xuất khẩu sản phẩm dịch vụ “xuyên biên giới” qua các nước thành viên, được hỗ trợ phát triển trình độ lao động – khoa học – kỹ nghệ, người dân có điều kiện tiếp xúc với sản phẩm chất lượng cao…
Nguồn: thuatngu.org