Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh.
“Người giỏi không đi vào khu vực quản lý Nhà nước nữa mới là điều đáng ngại”, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh nói khi đề cập đến thách thức lớn nhất của TPP.
Với người nghe là các doanh nhân đang tham gia chương trình đào tạo cao cấp về quản trị doanh nghiệp do VCCI tổ chức tại Đà Nẵng, ông Khánh nhấn mạnh, có thể các doanh nhân rất lo lắng về sức ép cạnh tranh, nhưng cạnh tranh là câu chuyện muôn thuở của kinh tế thị trường, rồi sẽ vượt qua được.
Thế nhưng, thách thức lớn nhất lại nằm ở yếu tố con người - nguồn nhân lực.
Có nhân lực chất lượng cao, có tất cả
Cơ hội mở ra mà không nắm bắt được thì chỉ còn thách thức, mà muốn nắm bắt được cơ hội thì yếu tố con người – nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng.
Có nhân lực chất lượng cao, có tất cả
Cơ hội mở ra mà không nắm bắt được thì chỉ còn thách thức, mà muốn nắm bắt được cơ hội thì yếu tố con người – nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng.
"Có được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có tất cả", ông Khánh nói.
Theo ông Khánh, vấn đề chất lượng nhân lực đã xuất hiện ở cả hai khu vực Nhà nước và doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp, lâu nay vẫn nói Việt Nam dồi dào lao động nhưng trên thực tế một số khu vực đã bắt đầu thiếu lao động có tay nghề, thí dụ như ngành da giày hay chế biến gỗ xuất khẩu. Cơ hội mở ra mà không có nguồn nhân lực thì cũng không thể tăng xuất khẩu được.
Xuất phát từ đây, cần suy nghĩ thấu đáo hơn về phát triển các trường dạy nghề, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong cộng đồng, cũng cần rũ bỏ tư duy khoa bảng.
Theo ông Khánh, vấn đề chất lượng nhân lực đã xuất hiện ở cả hai khu vực Nhà nước và doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp, lâu nay vẫn nói Việt Nam dồi dào lao động nhưng trên thực tế một số khu vực đã bắt đầu thiếu lao động có tay nghề, thí dụ như ngành da giày hay chế biến gỗ xuất khẩu. Cơ hội mở ra mà không có nguồn nhân lực thì cũng không thể tăng xuất khẩu được.
Xuất phát từ đây, cần suy nghĩ thấu đáo hơn về phát triển các trường dạy nghề, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong cộng đồng, cũng cần rũ bỏ tư duy khoa bảng.
Dẫn nhận định từ báo chí rằng "hiếm có quốc gia nào mà nhân sự trình độ đại học làm công việc bán hàng nhiều như Việt Nam" , ông Khánh cho là quá lãng phí, bởi thu nhập của một người bán hàng chỉ khoảng 3-4 triệu/tháng, trong khi công nhân lành nghề có thể lên tới 6-7 triệu/tháng.
Nhân lực cho khu vực doanh nghiệp đã quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả, theo ông Khánh, là nhân lực cho khu vực quản lý Nhà nước. Bởi vì, để nắm bắt được các cơ hội từ TPP, cần phải có các chuyên gia giỏi, đủ sức thiết kế và vận hành không chỉ khung khổ pháp lý mới mà còn cả các thiết chế mới.
“Vẫn có một số bạn giỏi và có tâm, nhưng cũng nhiều bạn chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Trong tương lai, khi đến lượt các bạn đó nắm giữ vị trí hoạch định chính sách thì quả thực là rất đáng ngại. Đó mới là thách thức lớn nhất”, ông nói.
Chắc chắn có cơ hội mới
Ông Khánh cũng dành thời gian trình bày khái quát về các cơ hội và thách thức do TPP đem lại.
Về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia độc lập, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2030, còn xuất khẩu có thể tăng 68 tỷ USD vào năm 2025 so với trường hợp không có TPP.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, các nghiên cứu này đều dựa trên giả định rằng "các yếu tố khác đều thuận lợi". Nếu các giả định này không đúng, thí dụ như kinh tế thế giới đột ngột gặp khó khăn, thì con số ước tính sẽ khác đi nhiều.
“Chúng ta có thể nghe để biết chứ không nên quá tin vào các đánh giá đó bởi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu dạng này nhưng không có nghiên cứu nào là tuyệt đối chính xác cả bởi dựa trên quá nhiều giả định”, ông chia sẻ.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Khánh tin rằng cơ hội tăng trưởng xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt là với dệt may và giày dép. Bên cạnh đó là các cơ hội xuất hiện từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực.
Nhân lực cho khu vực doanh nghiệp đã quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả, theo ông Khánh, là nhân lực cho khu vực quản lý Nhà nước. Bởi vì, để nắm bắt được các cơ hội từ TPP, cần phải có các chuyên gia giỏi, đủ sức thiết kế và vận hành không chỉ khung khổ pháp lý mới mà còn cả các thiết chế mới.
- Đặc biệt, cần có khả năng tương tác tốt với khu vực doanh nghiệp để thực hiện tốt chức năng của một Nhà nước kiến tạo. Điều này không hề dễ dàng, bởi theo đánh giá của vị Trưởng đoàn đàm phán TPP, có thể do yếu tố thu nhập, nên thời gian gần đây, ngày càng ít người giỏi đi vào khu vực quản lý Nhà nước.
“Vẫn có một số bạn giỏi và có tâm, nhưng cũng nhiều bạn chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Trong tương lai, khi đến lượt các bạn đó nắm giữ vị trí hoạch định chính sách thì quả thực là rất đáng ngại. Đó mới là thách thức lớn nhất”, ông nói.
Chắc chắn có cơ hội mới
Ông Khánh cũng dành thời gian trình bày khái quát về các cơ hội và thách thức do TPP đem lại.
Về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia độc lập, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2030, còn xuất khẩu có thể tăng 68 tỷ USD vào năm 2025 so với trường hợp không có TPP.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, các nghiên cứu này đều dựa trên giả định rằng "các yếu tố khác đều thuận lợi". Nếu các giả định này không đúng, thí dụ như kinh tế thế giới đột ngột gặp khó khăn, thì con số ước tính sẽ khác đi nhiều.
“Chúng ta có thể nghe để biết chứ không nên quá tin vào các đánh giá đó bởi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu dạng này nhưng không có nghiên cứu nào là tuyệt đối chính xác cả bởi dựa trên quá nhiều giả định”, ông chia sẻ.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Khánh tin rằng cơ hội tăng trưởng xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt là với dệt may và giày dép. Bên cạnh đó là các cơ hội xuất hiện từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực.
Do TPP là khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm tới 40% tổng GDP thế giới, các tập đoàn sẽ có động lực di chuyển chuỗi sản xuất của họ về khu vực TPP. Khi đó, tất cả các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, đều sẽ được hưởng lợi.
Với riêng ngành ôtô, nhờ quy tắc xuất xứ chặt chẽ của TPP, Thứ trưởng Khánh cho rằng "chưa biết chừng ngành này lại được hưởng lợi".
Với riêng ngành ôtô, nhờ quy tắc xuất xứ chặt chẽ của TPP, Thứ trưởng Khánh cho rằng "chưa biết chừng ngành này lại được hưởng lợi".
Theo ông Khánh, dù đã khuyến khích một thời gian dài, Việt Nam vẫn chưa có được ngành sản xuất ôtô đúng nghĩa. Tuy nhiên, khi TPP xuất hiện và đòi hỏi ôtô phải đáp ứng tỷ lệ xuất xứ cao mới được hưởng ưu đãi thì đây có thể sẽ là cơ hội cho Việt Nam bởi có thể chuyển sang sản xuất phụ tùng để cung cấp cho các hãng ô tô lớn, thí dụ như của Nhật Bản.
Vẫn liên quan đến cơ hội, Trưởng đoàn đàm phán TPP cho rằng, TPP sẽ là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế và hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp
Vẫn liên quan đến cơ hội, Trưởng đoàn đàm phán TPP cho rằng, TPP sẽ là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế và hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp
Nguồn: http://vneconomy.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét